Your question has been sent.
Expect an answer!
Đền Và, Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Nội 100000, Vietnam, Son Tay
Đền Và - Place of worship in Son Tay, Vietnam
Đây là ngôi đền cổ kính linh thiêng thờ Đức Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh). Phía sau Đền là rừng cây, không gian thanh tịnh, yên bình. Điểm trừ là nhiều hàng quán ở cổng vào làm giảm đi sự tĩnh mịch của Đền.
28-5-22 ghé thăm.
Ngôi đền đẹp, xung quanh là rừng cây lim cổ, hai bên có 2 cây ngọc lan cao lớn. Núi Ba Vì xa xa...
Đền Và Sơn tây Hà nội cổ được xếp hạng di tích đặc biệt của Việt namĐền Và Sơn Tây, hay còn được biết đến là đền Đông Cung trấn phía đông cùng với Bắc Cung – đền Thính Vĩnh Phúc, Nam Cung Tản Lĩnh, Tây Cung đền thánh Tản Viên Ba Vì, xưa nay là nơi thờ chính của thần núi Tản Viên Sơn Thánh hay còn được biết đến là Vua Cha Nhạc Phủ – một trong 4 vị vua cha đứng đầu Tứ Phủ Vạn Linh, đồng thời là Tứ Bất Tử của Việt Nam.Cùng với cái tên Tản Viên Sơn Thánh, ngài được cho là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì hay chính là dãy núi Tản Viên hay núi Tản. Ngài được dân chúng ca ngợi, biết ơn và truyền tụng với nhiều câu chuyện dạy dân làm ra lửa, dạy dân làm ruộng, săn bắn, kéo vó, luyện võ, dệt lụa, múa hát nâng cao đời sống tinh thần và vật chất.Trong văn hóa người Việt hiện đại, ngài nổi tiếng nhất trong tâm thức mọi người với câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh thể hiện ước mơ chế ngự miền sông nước của người Việt nam
Toạ lạc trên đồi Và thuộc thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Đền Và, ngôi đền thiêng nổi tiếng thờ Tản viên Sơn Thánh, vị Thánh đứng đầu trong tứ bất tử của người Việt. Đền Và là một địa điểm tín ngưỡng linh thiêng của vùng đất Sơn Tây và cũng là một danh thắng được du khách trong nước và nước ngoài biết tới.
Cây cối nhiêu nên rất mát mẻ, chưa có tiền đầu tư xây dựng nên vẫn giữ được vẻ hoang sơ
Đền Và, Sơn Tây thờ thánh Tản viên, một truyền thuyết thiêng của dân tộc Việt
Đền thiêng bậc nhất Việt nam. Có bốn cây đèn bằng đá cổ khác rồng tinh xảo.
Một trong những đền thờ thần Tản Viên hay Sơn tinh. Được bao quanh bằng rừng lim xanh cổ thụ hiếm có còn sót lại.
Đền Và - Sơn Tây có đồi lớn cổ, rất đẹp. Là nơi để đến ngắm cảnh và thư giãn.
Ngôi đền cổ kính linh thiêng thờ Thánh Tản Viên. Tiếc thay đã bị tu sửa không giữ được vẻ cổ kính như ban đầu.
Theo bia "Vân Già đông trấn cung ký" (雲 遮 東 鎮 宮 記dựng ở đầu hồi hai bên nhà tiền tế ở đền năm Tự Đức thứ 36 (1883thì đền Và đã có từ thời Việt Nam đang thuộc ách đô hộ của nhà Đường, lúc ấy đền là khu thờ nhỏ nhưng rất linh ứng.[1] Ngôi đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, trong đó có lần trùng tu lớn vào năm 1884. Sự mở rộng quy mô của đền gắn với sự thành lập và phát triển của tỉnh Sơn Tây thời Pháp thuộc. Sau khi tỉnh này được lập ra năm 1831 (Minh Mạng thứ 12), tỉnh lỵ là nơi tập trung nhiều quan chức, thương gia chỉ cách đền Và khoảng 2 km nên để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, những người này cùng với dân quanh vùng đã hưng công để xây dựng thêm nhà tiền tế 5 gian. Trước đó, nhà tiền tế đã có nhưng quy mô nhỏ. Cho đến nay, nhà tiền tế đã trải qua 3 lần tu sửa lớn: tu tạo năm 1829 (Minh Mạng thứ 10), đại tạo năm 1902 (Thành Thái thứ 14và lại tu tạo năm 1932 (Bảo Đại thứ 7). Dựa theo văn tự chữ Hán khắc ở cột thì hậu cung như hiện nay được làm vào các năm 1915-1919.[1] Gần đây, dự án tôn tạo đền Và đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây phê duyệt với tổng kinh phí 18 tỷ đồng, dự kiến sẽ bắt đầu bằng việc tu bổ đền chính trong năm 2008.Đền Và nằm giữa đồi Và, một đồi cây có diện tích khoảng 17.500 m² trồng nhiều cây lim cổ thụ, ngoài ra còn có mít, thông, đại, muỗm... Trong đền trồng cây vóc vàng và hai bên nhà tiền tế có hai cây lan cao to, đây đều là những loài nở hoa về mùa hè. Theo thuyết phong thuỷ, khu đồi có hình dáng con rùa (Kim Quyđang bơi về phía mặt trời mọc. Khu vực kiến trúc rộng khoảng 2.000 m² được bao ở hai bên và phía sau bởi tường thành bằng đá ong cao 2m15. Tường được xây hai lớp, theo cách thức thượng thu hạ thách, chính giữ lèn đất. Trong dân gian lưu truyền rằng, đá ong xây tường được lấy ở đồi Vông, thôn Vân Gia, còn gọi là "xóm Rắn" nên có câu thành ngữ "cấu cổ con xà, đè cổ con quy".[1]Đền có bố cục dàn trải tương đối cân xứng theo trục. Trên trục trung tâm phía trước sân đền có một bình phong tạo những hang hốc mang vẻ tự nhiên. Mặt ngoài của bình phong thờ ngũ hổ trong hang với trung tâm là hổ vàng, mặt sau của động này đắp hình "long cuốn thuỷ" dưới dạng tứ linh với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hoà, được mùa và có người tài ra giúp dân giúp nước. Qua một sân rộng khoảng 300 m2 có tường thấp bao quanh, đến "nghi môn" - cổng chính của đền. Tiếp đến là một khoảng sân rộng, được khuôn vuông bằng hệ thống công trình kiến trúc khép kín. Liền sát nghi môn, đăng đối hai bên theo chiều dọc là gác chuông và gác trống, rồi đến hai dãy tả mạc, hữu mạc, nhà kho, phía sau tả hữu mạc mỗi bên đều có nhà tạo soạn và là nơi nghỉ tạm cho khách hành hương. Nhà tiền tế (hay tiền báinăm gian nằm song song với nghi môn ở phía cuối sân, hai đầu nhà tiền bái có tháp thiêu hương để hoá vàng mã sau khi cúng tế xong. Hậu cung hình chữ "công", cách tiền tế 1,2m, đầu nhà có bể nước và một gian nhà nhỏ để kiệu.Mặt thoải sườn đồi đã được lợi dụng để giải quyết chiều cao kiến trúc. Lối bố trí kiến trúc theo hướng đi lên khiến cho các công trình như được nâng cao dần, đặc biệt là nghi môn, tiền tế, hậu cung. Mặc dù kết cấu các công trình đều thấp nhưng người xem vẫn có cảm giác đền có xu hướng vươn lên.Theo wiki
Dịch corona nên vắng người lắm!
Nơi linh thiêng thờ thánh Tản
Đền Và hay còn gọi Đông Cung, là một trong Tứ trụ linh thiêng của nước ta ( Bắc cung, Nam cung, Tây cungthờ đức thánh Tản Viên. Nơi đây bao gồm quần thể cây cổ thụ bao bọc xung quanh tuy nhiên năm 2020 đến kính thăm thì việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khuôn viên bên ngoài , bãi gửi xe , lối dẫn từ ngoài khu đường bãi gửi xe vẫn còn chưa được quy hoạch đồng bộ, sạch sẽ, hy vọng sẽ sớm được các cấp chỉnh trang lại.
Đền Và nằm giữa đồi Và, một đồi cây có diện tích khoảng 17.500 m² trồng nhiều cây lim cổ thụ, ngoài ra còn có mít, thông, đại, muỗm... Trong đền trồng cây vóc vàng và hai bên nhà tiền tế có hai cây lan cao to, đây đều là những loài nở hoa về mùa hè.Ở Đền Và bạn sẽ không được vào tận trong để lễ mà tất cả sẽ làm lễ bên ngoài ban. Khi đặt lễ bạn sẽ nhận được 1 số, sau khi hạ lễ bạn chỉ cần đưa số đó để họ trả lễ lại cho bạn.Ở bên ngoài chùa có ban thờ 5 ông hổ và thờ Cô. Ở ban thờ Cô có 1 cái giếng, đến đây ai cũng xin nước giếng để uống, rửa mặt để cho khỏe mạnh, da dẻ mát mẻ; có người còn xin cả chai mang về cơ.Đặc sản ở đây là bánh tẻ, thế nên nếu có dịp đến đây nhớ mua ăn nhé.
Ngôi đền thiêng được nhiều du khách đến thắp hương cầu nguyện
Đền Và là quần thể di tích đã trải qua nhiều chiều đại, nhiều giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt. Đền thờ đức Tản Viên Sơn Thánh - một trong tứ trụ giúp trấn giữ và bảo vệ bờ cõi của đất nước ta hàng ngàn đời nay.Trải qua nhiều lần trùng tu đền vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc cổ xưa, đền nằm trên một dải đất nổi lên giữa bốn bề đồng ruộng, xung quanh đền trồng rất nhiều cây lim có tuổi thọ đã nhiều trăm năm.Hàng tháng cứ ngày dằm, mồng một du khách hành hương và nhân dân địa phương lại tấp nập đến đây thắp hương, chiêm bái... cầu được sức khỏe, bình an, công danh, tài lộc..Đền đặc biệt rất đông vào dịp gần cuối năm và tháng giêng đầu năm.Phật tử và khách thập phương tín tâm đến đây chiêm bái đều tin vào sự linh thiêng và mầu nhiệm của đức Tản Viên Sơn Thánh!
Đền Và nằm ở Sơn Tây, Hà Nội. Nơi đây còn được gọi là Đông Cung nằm trong hệ thống tứ cung của xứ Đoài, với ba cung còn lại gồm Bắc Cung thuộc Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc, Nam Cung thuộc Tản Lĩnh và Tây Cung thuộc xã Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội.Tứ cung thờ một trong tứ bất tử của Việt Nam là thần núi Tản Viên.Đến đền vào giữa trưa nắng với nhiệt đồ hơn 40 độ, ngồi dưới bóng cây nghe câu chuyện về đền Và, về sự linh thiêng và ngắm nhìn dòng người đổ về đây làm lễ cảm thấy thư thái trong lòng.
Đền vẫn giữ đc nét cổ kính, không bị xây mới phát vỡ nét xưa,tuy nhiên khâu xử lí rác phía trước làm xấu mỹ quan
VÀ Temple worships God of Mountains. The temple is beautiful.
Peaceful. The East temple (one of 4 temples the East, the West, the South, the Northof Son Tinh, the Mountain Angle.
Đền cổ kính, tổ chức quy củ, có người hỗ trợ đặt lễ trong ban, rất lịch sự. Đền đẹp và thiêng, nên đến tham quan và thắp hương
Khuôn viên chùa rất đẹp với rừng cây xung quanh.
Dù ai đi lễ trăm miền - Không bằng đi lễ tháng giêng Đền VÀ.
Linh thiêng.Không khí trong lành. Thoáng mát
Vị trí trung tâm thị xã, đi lại thuận tiện. Thành được tu bổ và giữ gìn cảnh quan khá tôt. Có các cổng thành cổ có rễ cây đa, si đan xung quanh và một số đoạn thành có các loại dây leo bám rất đẹp và cổ kính.
Hàng cây khu vực này chụp ảnh tuyệt đẹp
Đền rất cổ kính, không gian xanh mát nhiều cây cối. Có lễ hội Rằm tháng giêng ko nên bỏ qua
Là một trong Tứ Cung, đền Và là Đông Cung một nơi khá có tiếng trong nhiều thế kỷ.
Ngôi đền cổ linh thiêng thờ đức thánh Tản Viên là một trong tứ bất tử trong lịch sử Việt Nam, một nơi đáng để đến chiêm bái ....
Spirit
Đền thờ Tản Viên _ Sơn Thánh .Đền nằm ở góc Đông - xứ Đoài ( Đông Cung .Đền Và ở thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, còn gọi là Đông Cung trong hệ thống tứ cung của xứ Đoài (Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh, Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nộithờ thần núi Tản Viên, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1964.Theo bia "Vân Già đông trấn cung ký" (雲 遮 東 鎮 宮 記dựng ở đầu hồi hai bên nhà tiền tế ở đền năm Tự Đức thứ 36 (1883thì đền Và đã có từ thời Việt Namđang thuộc ách đô hộ của nhà Đường, lúc ấy đền là khu thờ nhỏ nhưng rất linh ứng.[1] Ngôi đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, trong đó có lần trùng tu lớn vào năm 1884. Sự mở rộng quy mô của đền gắn với sự thành lập và phát triển của tỉnh Sơn Tây thời Pháp thuộc. Sau khi tỉnh này được lập ra năm 1831 (Minh Mạng thứ 12), tỉnh lỵ là nơi tập trung nhiều quan chức, thương gia chỉ cách đền Và khoảng 2 km nên để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, những người này cùng với dân quanh vùng đã hưng công để xây dựng thêm nhà tiền tế 5 gian. Trước đó, nhà tiền tế đã có nhưng quy mô nhỏ. Cho đến nay, nhà tiền tế đã trải qua 3 lần tu sửa lớn: tu tạo năm 1829 (Minh Mạng thứ 10), đại tạo năm 1902 (Thành Thái thứ 14và lại tu tạo năm 1932 (Bảo Đại thứ 7). Dựa theo văn tự chữ Hán khắc ở cột thì hậu cung như hiện nay được làm vào các năm 1915-1919. Gần đây, dự án tôn tạo đền Và đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tâyphê duyệt với tổng kinh phí 18 tỷ đồng, dự kiến sẽ bắt đầu bằng việc tu bổ đền chính trong năm 2008.Đền Và nằm giữa đồi Và, một đồi cây có diện tích khoảng 17.500 m² trồng nhiều cây lim cổ thụ, ngoài ra còn có mít, thông, đại, muỗm... Trong đền trồng cây vóc vàng và hai bên nhà tiền tế có hai cây lan cao to, đây đều là những loài nở hoa về mùa hè. Theo thuyết phong thuỷ, khu đồi có hình dáng con rùa (Kim Quyđang bơi về phía mặt trời mọc. Khu vực kiến trúc rộng khoảng 2.000 m² được bao ở hai bên và phía sau bởi tường thành bằng đá ong cao 2m15. Tường được xây hai lớp, theo cách thức thượng thu hạ thách, chính giữ lèn đất. Trong dân gian lưu truyền rằng, đá ong xây tường được lấy ở đồi Vông, thôn Vân Gia, còn gọi là "xóm Rắn" nên có câu thành ngữ "cấu cổ con xà, đè cổ con quy".[1]Đền có bố cục dàn trải tương đối cân xứng theo trục. Trên trục trung tâm phía trước sân đền có một bình phong tạo những hang hốc mang vẻ tự nhiên. Mặt ngoài của bình phong thờ ngũ hổ trong hang với trung tâm là hổ vàng, mặt sau của động này đắp hình "long cuốn thuỷ" dưới dạng tứ linh với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hoà, được mùa và có người tài ra giúp dân giúp nước. Qua một sân rộng khoảng 300 m2 có tường thấp bao quanh, đến "nghi môn" - cổng chính của đền. Tiếp đến là một khoảng sân rộng, được khuôn vuông bằng hệ thống công trình kiến trúc khép kín. Liền sát nghi môn, đăng đối hai bên theo chiều dọc là gác chuông và gác trống, rồi đến hai dãy tả mạc, hữu mạc, nhà kho, phía sau tả hữu mạc mỗi bên đều có nhà tạo soạn và là nơi nghỉ tạm cho khách hành hương. Nhà tiền tế (hay tiền báinăm gian nằm song song với nghi môn ở phía cuối sân, hai đầu nhà tiền bái có tháp thiêu hương để hoá vàng mã sau khi cúng tế xong. Hậu cung hình chữ "công", cách tiền tế 1,2m, đầu nhà có bể nước và một gian nhà nhỏ để kiệu.Mặt thoải sườn đồi đã được lợi dụng để giải quyết chiều cao kiến trúc. Lối bố trí kiến trúc theo hướng đi lên khiến cho các công trình như được nâng cao dần, đặc biệt là nghi môn, tiền tế, hậu cung. Mặc dù kết cấu các công trình đều thấp nhưng người xem vẫn có cảm giác đền có xu hướng vươn lên.
Good
Đêm giao thừa vào hái lộc đông nghịt người
Good
tv
Di tích lịch sử đền và thuộc thị xã sơn tây hà nội , ngôi đền này phụng thờ đức thánh tản viên , ngài có công chống lũ lụt trị thủy được các đức vua và người dân việt nam phong thần thờ phụng , theo truyền thuyết sơn tinh , thủy tinh .
It is a famous temple
A religous shrine connected with temples and shrines in Ba Vi National park, beautiful architecture indeed
So beautiful.
Beautiful and historic
The best temple ever
Di tích lịch sử cấp quốc gia linh thiêng
Nơi thờ cúng linh thiêng ngôi đền cổ kính
Vườn lim già ngày xua đâu mất rồi, chỉ còn mấy cây lim bé trồng gần đây chả phù hợp với cảnh đền và cổ kính gì cả. Tiếc thật đấy.
Thats an ancient temple, local people always go there for praying.
thờ thần núi Tản Viên, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt NamĐền Và nằm giữa đồi Và, có diện tích khoảng 17.500m², xung quanh có nhiều cây lim cổ thụ. Theo thuyết phong thủy, khu đồi có hình dáng con rùa đang bơi về phía mặt trời mọc. Khuôn viên của đền rộng khoảng 2.000m², được bao quanh bằng tường đá ong cao 2,15m. Kiến trúc của đền theo kiểu “nội công ngoại quốc”, có hai dãy nhà 5 gian, thông gian giữa bằng “ống muống” tạo thành hình chữ “công”.Đền Và xây theo hướng Bắc - Nam, cửa đền có tam quan rộng, mái lợp ngói cổ, trên đỉnh đắp nổi hình lưỡng long triều nguyệt. Nghi môn - cổng chính của đền, hướng về núi Tản Viên (Ba Vìgồm ba gian dựng trên nền cao, gian giữa cao 4,8m, hai gian bên cao 2,15m. Nghi môn có ba hàng cột gỗ đặt trên tảng kê bằng đá ong (cột cái cao 4,95m, cột quân 3,8m). Liền sát nghi môn, đăng đối hai bên theo chiều dọc là gác chuông và gác trống có kiến trúc tương tự nhau với kiểu chồng diêm 8 mái phỏng theo gác trống, gác chuông chùa Thầy và có dáng dấp của Khuê Văn Các trong Quốc Tử Giám. Mặt hướng vào sân đền được trang trí theo chủ đề ngũ phúc bằng hình năm con dơi xoè cánh ôm lấy cửa sổ tròn.
Good
Đền Và hay còn gọi là Đông Cung .Thờ thánh tản viên sơn tinh . 1 trong tứ bất tử của việt nam .Điểm du lịch tâm linh tuyệt vời . mở hội chính vào 13 ,14 tháng giêng hàng năm
Đền Và, Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Nội 100000, Vietnam, Son Tay
Your question has been sent.
Expect an answer!
Thank!
Your review has been submitted.
Thank you for being with us!
We will call you back!