Your question has been sent.
Expect an answer!
An Lạc, Chí Linh District, Hai Duong, Vietnam, Bac Giang
Đền Cao thờ 5 thần họ Vương - Shrine in Bac Giang, Vietnam
Khu di tích Đền Cao gồm có 5 đền thờ- Đền Cả thờ Vương phụ, Vương mẫu và Vương Thị Đào (Đào hoa trinh thuận công chúaVương Thị Liễu là ( Liễu hoa linh ứng công chúa)Bên cạnh đền là chùa- Đền Cao: thờ trưởng nam họ Vương: Vương Đức Minh (Thiên Bồng Đại tướng quân đại vương )- Đền Bến Tràng thờ Vương Đức Xuân (Dực thánh linh ứng đại vương).- Đền Bến Cả thờ Vương Đức Hồng (Anh vũ dũng lược đại vương)
Sạch đẹp yên bình lắm
Rất linh thiêng
Địa linh nhân kiệt
Historical sites.
Đền quá đẹp, có những cây lim xanh rất quý
Ok
Đền cao linh thiêng
Đề thờ nằm tại huyện môn tỉnh hải dương nằm trên núi cao, rất linh thiêng
Vùng đất linh thiêng
Mình có đến đây vãn cảnh và ấn tượng với bác bán nước rất thân thiện, mình kua ủng hộ bác 1 chai mật ong, về nhà ai cũng khen mật ong chuẩn.
Quần thể di tích đền Cao được xây dựng trên nhiều vị trí khác nhau trong không gian rộng gần 1km2 thuộc địa bàn xã An Lạc, thị xã Chí Linh, Hải Dương. Đền Cao là một trong 4 ngôi đền nằm trong khu di tích, gồm đền Cả, đền Cao, đền Bến Tràng và đền Bến Cả đã được Bộ VHTTDL xếp hạng di tích quốc gia vào tháng 3/2018. Với niên đại hơn 1.000 năm, đền Cao mang nhiều ý nghĩa lịch sử và giá trị tâm linh trong đời sống văn hóa người dân quanh vùng.Ngôi đền có niên đại hơn 1000 tuổiTọa lạc trên đỉnh núi Thiên Bồng, dựa lưng vào dãy núi Voi, trước mặt là dòng Nguyệt Giang, quây xung quanh là 54 cây lim cổ thụ xõa bóng tạo cho đền Cao cảnh quan vừa cổ kính vừa linh thiêng. Theo ngọc phả đền Cao, quần thể di tích đền Cao được xây dựng từ thời Tiền Lê (năm 981thờ 5 vị tướng là anh em ruột họ Vương đã có công giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng quân xâm lược. Sau khi 5 vị thăng hóa vào đêm ngày 24 tháng Giêng âm lịch, vua Lê Đại Hành phong mỹ tự cho 5 ngài, cho phép nhân dân tôn là “Thượng đẳng phúc thần” và xây dựng đền thờ phụng. Đền Cao thờ Thiên Bồng Đại tướng quân Đại vương Vương Đức Minh, đền Cả thờ phụng đức Thành hoàng Dương Tôn Linh và 2 vị nữ tướng Đào Hoa Trinh Thuận Công chúa Vương Thị Đào và Liễu Hoa Linh Ứng Công chúa Vương Thị Liễu, đền Bến Tràng thờ Dực Thánh Linh ứng Đại vương Vương Đức Xuân, đền Bến Cả thờ Anh Vũ Dũng Lược Đại vương Vương Đức Hồng.Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến thời nhà Nguyễn, đền Cao được trùng tu theo kiến trúc kiểu chữ Tam và giữ nguyên trạng cho đến nay, gồm: 3 gian tiền tế, 2 gian trung từ, 1 gian hậu cung. Ngăn cách giữa các gian trong đền là một lạch nước, rộng chừng 10cm. Đây được xem như biên giới của người đi lễ, vãn cảnh. Những vị khách từ xa đến đây thường được nhắc nhở cẩn thận để không phạm vào điều cấm kỵ này. Tuy nhỏ nhưng đền Cao mang nét cổ kính trang nghiêm bởi lối kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử. Ở phía ngoài nhìn lên mái ngói đền có những đầu đao cong vút, trên mái là bức phù điêu lưỡng long chầu mặt trời, trước sân thờ voi đá, ngựa đá. Bên phải đền về phía Tây là khu Từ Chỉ nằm dưới bóng mát của những cây lim có tuổi đời lên đến 800 năm - là nơi diễn ra các nghi lễ linh thiêng như lễ xin Trùm, lễ dâng hương Thập nhị gia tiên, lễ rước truyền thống... Trong đền hiện còn nhiều cổ vật, đồ thờ tự có giá trị như bia, long đao, bát bửu, các bức đại tự, câu đối... Đặc biệt trong hậu cung đền hiện còn lưu giữ nguyên vẹn 12 đạo sắc phong qua các triều vua.Khu Từ Chỉ đền CaoNhững tập tục linh thiêngTheo tục lệ đền Cao, ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm gọi là ngày “phơi sắc”. Những đồ thờ trong gian hậu cung được đem ra phơi gồm: 12 đạo sắc phong làm bằng giấy có kích thước 80cm x 50cm được cuộn tròn đựng trong ống thư ghi nhận công lao của 5 anh em nhà họ Vương; 1 bản ngọc phả làm bằng giấy dó ghi sự tích của 5 vị, 2 chiếc áo gồm 1 chiếc áo chầu, 1 chiếc áo ngự. Điều đặc biệt là dù những ngày trước có mưa to gió lớn thế nào nhưng đúng ngày 15 tháng 3 nhất định sẽ có nắng để phơi. Theo ghi nhận của người dân quanh đền, hàng chục năm nay không năm nào không phơi được sắc.Không như những ngôi đền khác, đền Cao không thờ tượng mà thờ bài vị của thần. Bài vị được khoác áo, gọi là áo ngự, đội mũ giống như tượng thật. Mỗi năm vào ngày 21 tháng Giêng âm lịch, áo ngự được thay mới. Khi thay áo, chiếc áo cũ được cắt nhỏ thành hàng trăm mảnh nhỏ coi như bùa bình an phát cho người dân và khách thập phương về dự lễ.Đền Cao trong ngày hộiMột trong những nguyên tắc được tuân thủ nghiêm ngặt trong hơn 1000 năm qua là khi thắp hương trong đền Cao chỉ được thắp hương màu đen. Đây là tập tục bắt buộc đối với người dân và du khách khi tới đền Cao. Sở dĩ có tập tục này vì thời điểm 5 vị tướng quân họ Vương giúp vua đánh tan quân xâm lược và được phong tước hiệu, khi đó 5 ngài vẫn chưa mãn tang cha mẹ. Do vậy, tục thắp hương đen trong đền tượng trưng cho 5 vị mặc quần đen, áo đen để tang cha mẹ, thể hiện lòng chí hiếu của con cái. Ngoài thắp hương đen, lễ dâng và thờ trong đền chỉ dùng lễ chay. Tục truyền rằng, khi xưa cha mẹ của 5 anh em họ Vương khi lập đàn cầu tự cũng thắp hương đen, c
Điểm điểm thăm quan
Quần thể di tích Đền Cao An Phụ, tục được gọi là Đền Cao, nằm ở xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là điểm đến tâm linh và văn hóa đầy hấp dẫn. Đền có tên tự là “An Phụ Sơn Từ”, tọa lạc trên đỉnh núi An Phụ với chiều dài 17 km, cao 246m.
[ĐÊN CAO AN LẠC]Theo truyền thuyết cha ông ta truyền lại: Vào thời Đinh ở Nga Sơn phủ Hà Trung tỉnh Thanh Hoá có hai vợ chồng ông Vương Đức Tĩnh và bà Đào Thị Thanh sống với nhau đã lâu nhưng chưa có con. Họ quyết đi tìm cuộc sống mới. Khi đến Dược Đậu Trang ông bà thấy đây là một vùng đất bình yên, thuần hậu, ông bà đã ở lại sinh cơ lập. Được dân làng yêu quý giúp đỡ khoảng một năm sau gia đình ông bà làm ăn khá giả và sinh được 5 người con là Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu, Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng.Năm người con lớn lên học hành binh thư chữ nghĩa rất tinh thông. Một hôm hai ông bà về quê hương bản quán, đến bến đò Thần Phù - Thanh Hoá, không may gặp bão đắm thuyền và mất tại đó vào ngày mồng 6-3.Năm 981 quân Tống xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua truyền hịch đi khắp nơi tìm người hiền tài ra phò vua giúp nước. Lúc này năm người con họ Vương đang có tang cha mẹ nên không dám về triều ứng thí. Đến khi nhà Vua đem quân đi đánh giặc qua Dược Đậu Trang (An Lạc hiện naynhận thấy dân cư ở đây thuần hậu, địa thế hiểm yếu, nhà Vua liền cho lập đồn trại đóng quân tại đây. Hàng ngày thấy những người con họ Vương đi ngang qua cửa doanh đồn, Vua nhận thấy họ đều là người tài năng liền cho thử tài và chiêu dụng.Nhà Vua liền phong chức cho ba anh em trai là Quyền chưởng Trung hoa tể đại tướng và phong cho hai chị em gái là Mẫu nghi chí tôn thiên hạ. Sau khi nhận tước phong các ngài cùng xin phép nhà Vua cho được thay thánh giá cầm quân ra đánh giặc. Khi ấy 5 vị tướng cầm quân tiến đánh theo đường bộ tiến quân, giáp chiến một trận cực kì ác liệt. Quân giặc thua to, bỏ cả đồn tháo chạy về nước. Bờ cõi Đại Việt được giữ vững. Ngay ngày hôm đó Vua cho mở tiệc khao thưởng quân sĩ và nhân dân. Sau đó nhà vua dẫn quân trở về kinh đô, còn 5 ngai xin ở lại mãn tang cha mẹ sẽ về triều bái yết.Không ngờ ý trời linh hoá, đêm hôm đó trời đất tối tăm mờ mịt, mưa gió ầm ầm, 5 ngài đều thăng hoá về trời (đêm 24 tháng giêng). Sáng hôm sau trời đất lại trong sáng trở lại. Nhân dân kéo đến xem thì đã thấy mối đất đùn thành những ngôi mộ lớn rồi. Nhân dân liền lập biểu dâng lên triều đình. Nhà vua nghe tin vô cùng thương xót bậc quân thần có công lao với đất nước, liền sai quan triều đình về tận nơi làm lễ phúng viếng và phong mĩ tự cho 5 ngài:- Vương Thị Đào là “ Đào hoa trinh thuận công chúa”- Vương Thị Liễu là “ Liễu hoa linh ứng công chúa”.- Vương Đức Minh là “ Thiên Bồng Đại tướng quân đại Vương”- Vương Đức Xuân là “Dực thánh linh ứng đại vương”- Vương Đức Hồng là “ Anh vũ dũng lược đại vương”.Năm vị được nhân dân tôn làm “ Thượng đẳng phúc thần” và đã xây dựng đền thờ phụng tại quê hương An Lạc.
Di tích lịch sử văn hoá tâm linh
Cổ kính linh thiêng
Nhiều cây mát mẻ
Chí Linh - Một vùng đất lắng hồn thiêng sông núi. Đến Chí Linh du khách được chiêm bái một quần thể khu di tích lịch sử đền Cao đang trầm mặc soi mình bên dòng Nguyệt Giang thơ mộng - một cảnh quan đặc biệt của Chí Linh. Dấu ấn lịch sử oanh liệt hào hùng thời Tiền Lê cùng những chiến công hiển hách của năm vị tướng họ Vương đến nay còn hiện diện qua những ngôi đền cổ tại vùng đất An Lạc làm nên dấu thiêng vùng đất Chí Linh.Từ cầu Thiên trên quốc lộ 37 bắc qua dòng Nguỵêt Giang đi vào 300m du khách đến với miền đất nhiều sử thoại, đó chính là mảnh đất An Lạc của thị xã Chí Linh. Diện tích tự nhiên 4km2 nhưng lại có tới 99 quả đồi lớn nhỏ cao từ 15 – 100m. Phía nam có dòng Nguyệt giang êm đềm uốn khúc ôm ấp những cánh đồng phì nhiêu. An Lạc cũng là nơi có rừng lim nhân tạo duy nhất của tỉnh Hải Dương với hàng trăm năm tuổi.Do ở vị trí quân sự trọng yếu, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, động thực vật phong phú, núi non giăng thành, đường thủy bộ xuôi ngược thuận tiện nên thế kỷ 10 An Lạc đã trở thành một phòng tuyến, một hậu cứ để tấn công kẻ thù xâm phạm miền Đông Bắc của tổ quốc. Thời kỳ cận hiện đại đây vẫn còn là một vị trí quân sự có tầm quan trọng chiến lược. Khảo sát và tìm hiểu vùng An lạc thấy nhiều di tích và truyền thuyết quan hệ đến cuộc kháng chiến chống Tống.
Không có thay đổi mấy tu tạo chậm vẫn lét cổ xưa
Đền thờ 5 anh em họ Vương, có tích từ năm 981
Đền thờ vua Lê Đại Hành
Nơi đây thờ 5 anh em họ Vương là Vương Minh, Vương Hồng, Vương Xuân, Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu có công chống giặc Tống
Đền Cao thuộc xã An Lạc. Ở đây có bốn ngôi đền linh thiêng từ lâu đời, thờ năm anh em nhà họ Vương đã có công giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống do Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng chỉ huy năm 981.Ngôi đền là điểm văn hóa, di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng của nước ta. Đền Cao thờ 5 anh em họ Vương có tên là: Vương Minh, Vương Hồng, Vương Xuân,Vương Thị Đào, Vương thị Liễu có công chống giặc Tống xâm lược ở TK X.Đền xây dựng theo kiến trúc chữ “đinh” nằm trên ngọn núi Thiên Bồng. Chung quanh đền là rừng lim già. Gần di tích có một rừng tre, cò vạc về trú ngụ khá đông, tạo nên một cảnh quan sinh động. Đây từng là căn cứ quân sự của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống Tống, năm 981. .Đền khởi dựng từ thời tiền Lê, di tích hiện còn trùng tu vào thời Nguyễn, kiểu chữ tam, quy mô nhỏ. Kiến trúc và đồ tế tự còn khá đồng bộ, tiêu biểu là hệ thống câu đối, đại tự. Đây là một trung tâm tín ngưỡng sùng kính lâu đời của nhân dân địa phương. Hằng năm có một mùa hội từ 22-25 tháng giêng. Di tích có các công trình: tiền tế, trung tử và hậu cung; có nhiều cổ vật có giá trị như bia ký, long đao, bát bửu, ngai ỷ, …Đặc biệt là hệ thống đại tự, câu đối ca ngợi công đức của 5 anh em họ Vương và cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi của dân tộc Khi leo hết hơn 100 bậc gạch rêu phong, du khách sẽ được thấy 99 con voi bằng đá.Theo truyền thuyết, đây chính là những con voi vừa thắng trận trở về, chúng tung vòi gầm vang chen nhau xuống dòng Nguyệt Giang mềm mại để uống nước. Ở gian chính điện có bức đại tự viết theo lối đá có thảo 4 chữ lớn “Thanh Thọ Vô Cương”, phía bên tả “Cao Sơn Ngưỡng Tử” và bên hữu “Cao Cao Tại Thượng”. Trước cửa đền, dưới tán lim cổ thụ là hai hàng voi đá, ngựa đá. Ngoài ra đền Cao còn là ngôi đền với kiểu kiến trúc khá độc đáo. Đền Cao là điểm hẹn của những người biết tôn trọng lịch sử văn hóa dân tộc.
Nơi đẹp
Good place for 🙏
Nice place with lots of iron trees. Stairs are not too high for joyful climbing. You should read abit about its history before coming.
mạo. Chúng tôi có thể gỡ bất kỳ bài đánh giá nào chúng tôi cho là giả mạo hoặc không tuân thủ chính sách về bài đánh giá của Google.Trên máy tính của bạn, hãy mở Google Maps và đảm bảo rằng bạn đã đăng nhập.Tìm kiếm địa điểm.Ở bên trái, cuộn xuống và nhấp vào Viết bài đánh giá.Trong cửa sổ xuất hiện, hãy nhấp vào dấu sao để cho điểm địa điểm. Bạn cũng có thể viết bài đánh giá.Bài đánh giá của bạn sẽ hiển thị trên Google Maps cho đến khi bạn gỡ xuống. Sau khi bài đánh giá được xuất bản, bạn có thể chỉnh sửa nội dung mình đã viết hoặc thay đổi xếp hạng và hình ảnh bạn đã đưa vào
Good
Đẹp và cổ kính
Không gian yên tĩnh.. Đi lễ nhẹ tâm. Vui vui thanh tịnh. ,😁👌
Địa điểm tâm linh. Ngày lễ hội vẫn chặt chém du khách rất nhiều
Địa điểm tôn giáo. Hơi nhỏ nhưng cũng rất nổi tiếng
Đền đã đc tu sửa khang trang sạch đẹp
Mới tu tạo lại chưa song nhưng cũng thấy đẹp và khang trang
Khu di tích Đền Cao (Chí Linhgồm có 5 đền thờ 5 anh em họ Vương là Vương Minh, Vương Hồng, Vương Xuân, Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu đã có công đánh giặc Tthời Tiền Lê. Đền Cao còn có 54 cây Lim cổ thụ. Hội đồng Cây di sản Vệt Nam đã công nhận 54 cây lim cổ thụ này là "Cây di sản Việt Nam
Đẹp cổ kính
Một nơi tôn nghiêm, linh thiêng và vô cùng ứng nghiệm, tuy là một di tích lịch sử tại một xã nhỏ (An Lạcthuộc Chí Linh Hải Dương nhưng nơi đây được rất nhiều du khách thập phương tới dâng hương dâng lễ. Di tích lịch sử đánh dấu mốc son quân dân ta đã giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân xâm lược Tống vào thế kỷ thử X.
Tôn nghiêm và cổ kính
Phong cảnh đẹp
Quê ngoại tôi ngay chân đền 😁😁
Có cái giếng to nước trong và mát ở tận đỉnh đồi
Ngôi đền linh thiêng với truyền thuyết lịch sử hào hùng của 5 anh em họ Vương
Di tích lịch sử
Đền thờ 5 anh em họ Vương đã có công đánh giặc giữ nước.
Nam Mô A Di Đà Phật!Chốn Địa Linh!
Đền giữ nét cổ kính rất đẹp
Den thiên voi quang canh Tuyet dep. co rung lim co thu bao bọc
An Lạc, Chí Linh District, Hai Duong, Vietnam, Bac Giang
Your question has been sent.
Expect an answer!
Thank!
Your review has been submitted.
Thank you for being with us!
We will call you back!